- shares
- Facebook Messenger
- Gmail
- Viber
- Skype
Khi bạn mới lập trang web hay website của bạn đã đi vào hoạt động một thời gian thì điều mà ai cũng muốn đó là một lượng truy cập ổn định đến website của bạn. Chính từ đó, bạn đã thiết lập một lượng khách hàng đều đặn đến từ website. Đây chính là nguồn doanh thu lớn từ internet mà website của bạn mang lại. Có rất nhiều cách bạn có thể làm tăng lưu lượng truy cập và trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ xem xét 20 cách tăng traffic cho website của bạn.
Mua quảng cáo đổ traffic về website
Đây là cách tăng traffic đầu tiên để tiếp cận khách hàng của bạn dễ dàng. Quảng cáo truyền thông xã hội và quảng cáo hiển thị trả tiền là những cách tuyệt vời để thu hút khách hàng, xây dựng thương hiệu của bạn trên internet và nhận được chuyển đổi khách hàng. Bạn có thể sử dụng quảng cáo Google Adwords, quảng cáo facebook, bạn có thể điều chỉnh chiến lược quảng cáo cũng như ngân sách tối đa thanh toán của bạn cho phù hợp với mục tiêu của bạn.
Lượng truy cập vào trang web của bạn tăng cũng sẽ dẫn đến doanh thu nhiều hơn, bạn hãy lập cho mình một danh sách các từ khóa hướng tới khách hàng mục tiêu của bạn. Một kế hoạch từ khóa tốt, kế hoạch ngân sách linh động sẽ tăng chuyển đổi khách hàng, và sẽ mang lại giá trị to lớn cho bạn.
Cách tăng traffic nhờ mạng xã hội
Một trong những cách tăng traffic tốt nhất để tăng lưu lượng truy cập đến trang web của bạn là sử dụng các mạng xã hội để quảng bá website của bạn. Facebook là một ứng cử viên điển hình số 1 tại Việt Nam, sử dụng facebook để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của bạn là điều tuyệt vời. Theo số liệu thống kê mới nhất tính tới tháng 3 năm 2015, dân số Việt Nam đã chạm móc gần 91 triệu người. Với khoảng 45% dân số sử dụng internet tức tính ra sẽ khoảng có 41 triệu người dùng. Tiếp đến là Twitter, một mạng xã hội lý tưởng để kiếm traffic cho các liên kết rút gọn. Google+ có thể giúp cộng điểm cho trang web của bạn hiển thị trong kết quả tìm kiếm Google. Phần lớn ở Việt Nam sử dụng mạng xã hội Google+ để làm dịch vụ seo website chứ không mang tính tương tác cao như Facebook. Nếu bạn là một công ty kinh doanh theo mô hình B2C, bạn có thể tận dụng tối đa các trang web xã hội hình ảnh để phủ rộng đối tượng như Pinterest và Instagram.
Đầu tư viết nội dung chất lượng
Không có một công thức kỳ diệu nào cho sự thành công trong việc quảng bá, marketing website. Tôi bật mí cho bạn 1 cách tăng traffic mà tôi thường xuyên áp dục để luôn tăng doanh số và duy trì thứ hạng website của mình. Đó chính là việc bạn hãy tập trung đầu tư, xây dựng nội dung thật tốt và hữu ích cho website của mình hướng tới độc giả mà họ chính là khách hàng sau này của bạn. Một bài viết hữu ích đầy đủ thông tin, hấp dẫn, kích thích người đọc muốn khám phá sẽ có gia trị to lớn và được lan truyền theo thời gian. Một nội dung nghèo nàn, kém hấp dẫn không níu kéo chân người đọc, dẫn đến họ thoát trang web của bạn trong thời gian ngắn và như vậy website của bạn không được đánh giá cao trên công cụ tìm kiếm.
Viết tiêu đề lôi cuốn hấp dẫn
Tiêu đề là một trong những phần quan trọng nhất của nội dung của bạn. Nếu không có một tiêu đề hấp dẫn, thậm chí là độc giả sẽ lướt qua và không tập trung vào bài viết của bạn. Tiêu đề giới hạn khoảng 60 đến 70 ký tự, phải chứa từ khóa chính. Tiêu đề bài phải hấp dẫn người đọc, phải chọn chủ đề bài viết có nhiều người quan tâm và có liên quan đến nội dung của bạn. Như vậy bạn sẽ có một lượng traffic cao và ổn định đồng thời cũng dễ biên tập nội dung hơn vì đó là lĩnh vực bạn am hiểu.
Đọc thêm: Cách đăng bài lên top google
Cách tăng traffic nhờ làm SEO
Bạn nghĩ rằng SEO là chết? Sai lầm, hãy nghĩ lại. Tối ưu hóa nội dung trên trang web của bạn cho công cụ tìm kiếm vẫn là một cách tăng traffic có giá trị và đáng giá, đặc biệt là làm SEO Google. Tất cả các hình ảnh của bạn hãy chú thích bằng thẻ “alt”. Bạn hãy tạo ra các liên kết nội bộ có liên quan và định hướng độc giả cho nội dung mới. Bạn đừng quên để lại thẻ mô tả “meta”? Tối ưu hóa nội dung (SEO) cho website của bạn là điều nên làm và chắc chắn phải làm. Nó có thể giúp tăng traffic cho website lâu dài và ổn định.
Nhắm mục tiêu từ khóa dài
Từ khóa đuôi dài là trọng tâm của việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm lên TOP Google thành công. Các từ khóa đuôi dài không nhận được nhiều tìm kiếm là cơ hội thực sự nhắm tới khách hàng mục tiêu cụ thể. Từ khóa dài được mở rộng của từ một từ khóa ngắn, được mở rộng một thuật ngữ nhắm mục tiêu cụ thể hơn.
Nếu bạn đặt những cụm từ dài cho từ khóa được nhắm mục tiêu trong bài viết của bạn, bạn sẽ nhận được lưu lượng truy cập (traffic) nhiều hơn và nhắm mục đích rõ ràng từ những người tìm kiếm thông tin cụ thể của bạn. Một công cụ tuyệt vời để bắt đầu nghiên cứu từ khóa của bạn: Công cụ nghiên cứu từ khoá Google Adwords
Mời người khác cùng viết Blog
Hãy kêu gọi bạn bè, cộng tác viên viết bài trên blog của bạn, bạn hãy đưa ra các chính sách hợp tác, bạn có thể trả thù lao cho họ để cùng đóng góp nội dung trên website của bạn. Hãy cùng nhau chia sẻ, cộng tác đăng trên trang web của bạn để tăng uy tín, có thể tăng lưu lượng truy cập blog của bạn và nó sẽ giúp xây dựng thương hiệu của bạn. Hãy đưa ra những nguyên tắc để cùng nhau thực hiện, tránh những vi phạm không đáng có về những chính sách tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Google. Bạn hãy thận trọng trước khi làm điều này.
Tạo các liên kết nội bộ
Sức mạnh của liên kết nội bộ không phải là chỉ duy nhất được xác định bởi bao nhiêu các trang web liên kết đến bạn, nó có thể cũng bị ảnh hưởng bởi cấu trúc liên kết nội bộ của bạn. Khi bạn viết bài hay xuất bản nội dung hãy chắc chắn liên kết các bài viết, chủ đề có liên quan để tạo các liên kết nội bộ. Đây là cách tăng traffic mà giúp nội dung của bạn chứa nhiều thông tin hữu ích cho người dùng, đặc biệt có tác dụng cho seo lâu bền sau này.
Tạo liên kết đến từ website của người khác
Đừng cố gắng đi thuyết phục các trang web khác để liên kết đến website của bạn (điều đó là mất thời gian và quá tẻ nhạt). Bạn hãy tạo ra trang web với nội dung tuyệt vời để họ cầu xin được liên kết với bạn.
Liên kết đến một website khác domain hay còn gọi là External Link, nó không quan trọng bằng liên kết nội bộ (Internal Link), tuy nhiên nó cũng cần thiết cho công việc Seo từ khóa lên top . Để chứng tỏ bạn không chơi một mình, mà có liên hệ với site khác.
Cách tăng traffic từ các Short URL
Các trang short URL đều là các trang uy tín cao đối với bộ máy tìm kiếm. Nó giúp cho link của bạn ngắn đi, thân thiện hơn ….
Các trang short URL phổ biến:
- goo.gl
- bitly.com
- snipurl.com
- adf.ly
- tinyurl.com ….
Cách tăng traffic từ các short URL: chia sẻ link lên các mạng xã hội, các diễn đàn, mọi nơi mọi lúc ….
Đăng nội dung lên LinkedIn
LinkedIn đã đóng vai trò nhiều hơn một phương tiện của việc tìm kiếm một công việc. Mạng xã hội chuyên nghiệp lớn nhất của thế giới bây giờ là một nền tảng xuất bản có giá trị. Bạn nên đăng nội dung để LinkedIn update một cách thường xuyên. Làm như vậy có thể tăng lưu lượng truy cập đến trang web của bạn, cũng như tăng tiểu sử của bạn trong cùng lĩnh vực, nó rất tốt nếu bạn là lính mới gia nhập thị trường.
Thêm định dạng Microdata – Schema.org
Microdata là một kiểu định dạng lại ngôn ngử html mà google thường hay cập nhật và hổ trợ nhất hiện nay. Microdata hiểu một cách đơn giản là để thêm dữ liệu có cấu trúc vào website. Microdata nó định nghĩa thuộc tính, có thể đặt vào trong HTML để cho biết trang web đó viết về mục đích gì. Việc thực hiện các lược đồ microdata sẽ không tác động trực tiếp tăng lưu lượng truy cập đến trang web của bạn, nhưng nó sẽ làm cho website của bạn dễ hiểu hơn trong mắt công cụ tìm kiếm và chỉ mục các trang của bạn. Một lợi ích của việc sử dụng lược đồ Microdata cho SEO là nó giúp hiển thị sâu các kỹ thuật SEO nâng cao để tăng cạnh tranh trên kết quả tìm kiếm và giúp tăng tỷ lệ nhấp chuột.
Cách tăng traffic bằng Email Marketing
Rất nhiều doanh nghiệp đang tập trung vào việc thu hút các khách hàng mới thông qua việc sử dụng Email Marketing. Sử dụng Email Marketing là cách tăng traffic hiệu quả, nó có thể là một công cụ mạnh mẽ, và thậm chí là một cách tiếp cận khách hàng hiệu quả trên quy mô rộng, tăng lưu lượng truy cập. Bạn có thể sử dụng các dịch vụ Email Marketing như MailChimp, AWeber, GetResponse, Sendy, Mailjet, FreshMail,..
Bạn hãy tạo các chiến dịch Email Marketing và đặt lịch chạy các chiến dịch đó, nó sẽ giống như một quả bom nổ chậm lan rộng khắp đối tượng mà bạn muốn nhắm tới, chắc chắn sẽ giúp tăng lưu lượng truy cập cho website của bạn.
Cải thiện tốc tộ trang web của bạn
Google thừa nhận tốc độ website (Site Speed) là một trong những yếu tố ảnh hưởng kết quả xếp hạng. Nhưng không phải chỉ thế, tốc độ lướt web còn ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm người dùng. Tìm kiếm một kết quả mà phải đợi 10 giây để tải được trang web của bạn? Đến tôi cũng không đủ kiên nhẫn nữa là bạn. Nếu thời gian tải trang web lâu thì tỷ lệ độc giả quay trở lại kết quả tìm kiếm và chọn kết quả khác là cao. Hãy đảm bảo trang web của bạn là về mặt kỹ thuật tối ưu hóa tốt, giảm kích thước tập tin hình ảnh thấp nhất nếu có thể, giảm bớt các ứng dụng của bên thứ ba để tránh trường hợp bên họ gặp trục trặc.
Tối ưu hóa giao diện mobile (Responsive)
Web responsive sẽ cung cấp cho bạn những tiện ích cụ thể để bạn chuẩn hóa nội dung web, hình ảnh và tăng tốc độ truy cập để có thể thu phục được khách hàng của mình. Tạo ra một trang web responsive có thể hiển thị ở đa dạng mọi mọi thiết bị là cách mà doanh nghiệp bạn nên dùng bởi nó sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Những thời điểm về trước khách hàng dùng PC để truy cập trang web. Hôm nay, có rất nhiều người sử dụng thiết bị di động để truy cập vào các trang web, nếu website của bạn không cho trải nghiệm tốt họ sẽ quay trở lại kết quả tìm kiếm và chọn website khác. Bạn hãy đảm bảo rằng trang web của bạn có thể truy cập và có thể xem được thoải mái trên một mọi các thiết bị, bao gồm cả điện thoại thông minh, máy tính bảng.
Cách tăng traffic nhờ xây dựng cộng đồng
Xây dựng một cộng đồng xung quang bạn sẽ giúp bạn tăng traffic ổn định và lâu bền. Nhưng phải bắt đầu thế nào? Câu trả lời tốt nhất luôn là “SEO, các mạng xã hội và viết comment trên các blog khác. Hãy cố gắng tham gia càng nhiều các cộng đồng có liên quan đến bạn càng tốt.
Bạn hãy tích cực tham gia vào các cuộc trao đổi, thảo luận, nếu thành viên nào có câu hỏi hãy cố gắng trả lời giúp họ. Bạn hãy tự tạo uy tín cho mình trên diễn đàn, dần dần mọi người sẽ quan tâm đến bạn và những chủ đề của bạn. Đây là một cách tăng traffic cho website rất hiệu quả.
Tạo và trả lời câu hỏi ở các trang hỏi đáp
Một số ít các bạn không hay để ý là các trang cộng đồng hỏi đáp. Các trang hỏi đáp như Google Hỏi đáp, Yahoo Answer, Quora,… hàng ngày có hàng vạn người đặt câu hỏi và chờ đợi ai đó trả lời. Bạn nên tận dụng nguồn người dùng này để tăng traffic cho website bằng cách giúp họ giải đáp những thắc mắc.
Bạn nên bỏ thời gian cho những câu trả lời của mình hữu ích để cộng đồng cảm thấy thực sự tin tưởng bạn và quan tâm tới những lời bạn nói sau này. Một cách thông minh là bạn hãy trả lời câu hỏi lên website của mình rồi cung cấp tới người dùng đường link để họ truy cập vào website xem câu trả lời.
Theo dõi thống kê Google Analytics
Google Analytic là công cụ được cung cấp miễn phí bởi google giúp người dùng có thể thống kê lượt truy cập đến Website của mình. Đây là công cụ rất cần thiết để quản trị một Website bởi ngoài thống kê lượt truy cập, nó còn thống kê được người truy cập đến từ quốc gia nào, họ dùng trình duyệt gì, liên kết đến Website của bạn từ nguồn nào v.v…
Căn cứ vào công cụ thống kê website Google Analytic, bạn có thể định hướng và xây dựng cách tăng traffic cho website của bạn.
Cách tăng traffic nhờ kết hợp Video
Nội dung văn bản thường là phổ biến, nhưng video có thể là một tài sản có giá trị để thu hút khách truy cập mới và làm cho trang web của bạn thêm hấp dẫn. Những phân tích cho thấy rằng video có độ tương tác cao đáng kể hơn là nội dung văn bản. Chính vì vậy, video là một thông điệp tuyệt vời để thu hút khán giả và tăng lưu lượng truy cập đến trang web của bạn cùng một lúc.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
– Những ai là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp?
– Chiến lược của họ như thế nào?
– Mục tiêu của họ là gì?
– Các điểm mạnh và điểm yếu của họ như thế nào?
– Cách thức phản ứng của họ ra sao?
Những người làm marketing website cần xác định rõ năm vấn đề về đối thủ cạnh tranh: họ là ai, chiến lược của họ như thế nào, mục tiêu của họ là gì, các điểm mạnh và điểm yếu của họ, và cách thức họ phản ứng ra sao.. Để thành công, bạn không chỉ phải hiểu khách hàng, mà còn phải am hiểu về các đối thủ cạnh tranh. Bạn phải thường xuyên so sánh sản phẩm, dịch vụ, giá cả,.. với đối thủ trực tiếp và xác định điểm mạnh và lợi ý của mình nhằm thiết lập các chiến lược tăng traffic.
Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ với bạn bè bằng cách nhấn nút chia sẻ ở bên dưới. Theo dõi chúng tôi trên Twitter và Facebook
- shares
- Facebook Messenger
- Gmail
- Viber
- Skype