Nội dung
- shares
- Facebook Messenger
- Gmail
- Viber
- Skype
Sử dụng công cụ phân tích website có thể giúp công việc SEO của bạn dễ dàng hơn bao giờ hết. Mình muốn nhắc đến “Screaming Frog SEO Spider“. Nó có thể được sử dụng để đánh giá một website và phát hiện các thành phần gây ảnh hưởng đến quá trình sử lý website trên công cụ tìm kiếm. Trong bài này, tôi và bạn sẽ tìm hiểu về những chức năng quan trọng mà công cụ đem lại.
Screaming Frog là gì?
Screaming Frog SEO Spider là một ứng dụng bạn có thể cài đặt trên máy tính PC (Window, MAC, Linux). Nó cho bạn quét các liên kết, hình ảnh, CSS.. của một website. Về cơ bản phần mềm sẽ cho bạn biết các máy tìm kiếm sẽ nạp thông tin có trên website của bạn như thế nào.
Với Thông tin này bạn có thể phân tích và đánh giá một website từ kía cạnh SEO onsite. Nó có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian, các công việc cần làm bởi lẽ việc phân tích từng trang của một website lớn sẽ là thử thách với bạn.
1. Tải và cài đặt
Đầu tiên bạn hãy tải phần mềm và cài đặt trên máy tính tại http://www.screamingfrog.co.uk/seo-spider/.
Phần mềm hỗ trợ trên Window, Mac và Ubuntu. Phiên bản miễn phí có giới hạn quét 500 Urls. Mua bản quyền bạn sẽ không bị giới hạn quét số lượng URLs (hữu ích đối với website lớn), cũng như mở rộng nhiều tính năng hơn.
2. Quét một website
Bạn đã sẵn sàng thử quét một website chưa? tôi sẽ sử dụng một website làm mẫu. Nhập URL website vào trường ‘enter a URL to spider’ và nhấn ‘Start’.
Nếu bạn muốn quét tên miền phụ (ví dụ một blog blog.website.com) bạn cần chọn vào Crawl All Subdomains trong phần cài đặt Configuration > Spider.
Tùy thuộc vào kích thước website, quá trình quét có thể mất vài phút.
3. Kiểm tra mã trả về (Responses Codes)
Thông thường chúng ta sẽ kiểm tra trạng thái HTTPs trong tab ‘Response Codes’.
- 200: OK
- 301: Permanent redirect
- 302: Temporary redirect
- 404: Not found
- 500: Server error
- 503: Unavailable
Bắt đầu bằng việc kiểm tra tất cả các chuyển hướng URL (301 và 302), và xác nhận bạn đã sử dụng đúng cách. Nhớ rằng 301 là chuyển hướng lâu dài, vì thế URL sẽ nhận được authority. Nhưng không đúng với chuyển hướng 302.
Sau đó chúng ta xem lỗi 404. Lỗi này xuất hiện khi bạn cố gắng truy cập vào một trang không tồn tại – có thể trang đã bị xóa hoặc đổi tên (mà không chuyển hướng đến URL mới). Sủa lỗi này bằng cách thực hiện chuyển hướng 301 sang trang mới.
Chú ý: đừng quên kiểm tra chéo lỗi này trong Google Webmaster Tools.
Tại trang này, bạn cũng có thể tìm lỗi của những liên kết nội bộ. Nhấn vào một URL với mã 4xx hoặc 5xx và nhìn vào tab In Links. Cửa sổ sẽ liệt kê tất cả các trang mà có liên kết đến URL lỗi.
4. URLs
Với Screaming Frog SEO spider chúng ta có thể phân tích mọi liên kết URLs từ một website thông qua tab URL.
Bằng cách kiểm tra độ dài từng URL, khi bạn nhấn vào cột xắp xếp thứ tự. Kiểm tra những URL có tiêu đề vượt quá ký tự cho phép, khi hiển thị trên công cụ tìm kiếm. Hãy nhớ rằng URL cần rút gọn từ 4 đến 5 từ và có mô tả, ví dụ: ‘website.com/seo-tutorial’ thay vì ‘website.com/p5145’.
Đừng quyên lọc ký tự không phải ASCII, dấu ghạch chân, ký tự viết hoa, hay trùng lặp URL. Các yếu tố này sẽ gặp phải lỗi khi làm SEO.
Tiêu đề trang
Tiếp đến, hãy nhìn vào cột ‘Page Titles’. Mọi trang sẽ có tiêu đề riêng biệt và có chứa từ khóa quan trọng ở đầu tiêu đề. Bạn có thể xem hình minh họa sau, website này sử dụng trùng tiêu đề ở mọi trang. Lỗi này sẽ cần được sửa lại:
Lưu ý một tiêu đề không nên vượt quá 60 ký tự. Mặc dù điều này có thể hữu ích khi báo cáo số liệu, độ dài ký tự sẽ được tính kích thước thực ở cột Title 1 Pixel Width. Cột này sẽ đo độ dài pixel thay vì số lượng ký tự. Nó sẽ gợi ý cho bạn bớt bao nhiêu ký tự để hiển thị tốt trên công cụ tìm kiếm.
Mô tả meta
Mô tả được sử dụng trong trang kết quả tìm kiếm bên dưới phần tiêu đề. Nội dung mô tả tối đa nên để 160 ký tự. Phần ký từ còn lại sẽ bị cắt bỏ.
Trong ví dụ trên, bạn thấy trường meta description 1 bị trống nghĩa là trang đó thiết mô tả. Bạn cần thêm mô tả cho các trang bị thiếu.
Screaming Frog có một tính năng mới cho phép bạn xem trước snippet và phân tích nó. Bạn có thể chọn một URL từ kết quả quét và nhấn vào tab SERP snippet ở phía dưới màn hình. Thay đổi tiêu đề và mô tả trang và xem lại.
7. Hình ảnh
Tốc độ trang là yếu tố quan trọng, nó không chỉ đáp ứng cho người dùng mobile mà là điểm cộng cho máy tìm kiếm. Google đánh giá xếp hạng bằng cách đo lường tốc độ trang, việc tối ưu website chạy nhanh là vấn đề sống còn. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tốc độ trang là hình ảnh. Sử dụng những hình ảnh có kích thước lớn sẽ tiêu tốn nhiều băng thông, bạn nên tối ưu hình ảnh và để kích thước dưới 100kb
Ở trường filter bạn có thể lọc những ảnh vượt quá 100kb, và dễ dàng thống kê những hình ảnh sẽ cần được tối ưu lại. Đừng quên kiểm tra thuộc tính ‘alt’. Hãy đảm bảo mỗi ảnh đều có mô tả văn bản alt.
Mẹo: Bạn có thể đo tốc độ sử lý trang ở tab ‘response codes’ ở phần response time. Sử dụng các công cụ ngoài để kiểm tra như Yslow hoặc PageSpeed Insights.
8. Directives
Trong tab Directives, bạn có thể xem thông tin về robots meta, canonical links và rel=next/prev. Sử dụng các trường lọc để tìm nhanh những trang có directive. Ví dụ sau chủ website nên thêm một vài thẻ cần thiết để mô tả cho robots.
9. XML Sitemap
Bạn có thể sử dụng Screaming Frog SEO spider để tạo XML Sitemap. Sitemap được sử dụng bởi máy tìm kiếm, để lập chỉ mục website. Nó là một bản lộ trình để giúp họ thu thập thông tin trên website của bạn.
Truy cập tính năng này ở menu Sitemaps > Create XML Sitemap. Khi file sitemap được tạo ra, bạn có thể thay đổi thông số trong file như thứ tự, tần xuất.
Kết luận
Với công cụ Screaming Frog SEO Spider bạn có thể phân tích SEO onsite với các thành phần hỗ trợ SEO như tiêu đề trang, mô tả, cấu trúc URL, ảnh.. Đó là công cụ tuyệt vời sẽ giúp bạn tối ưu website và kiểm tra tốc độ trên kết quả tìm kiếm.
Đừng quên chia sẻ bài viết này với bạn bè nếu bạn thấy hữu ích.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách đăng ký nhận bài viết mới ở bên dưới và đừng quên chia sẻ kiến thức này với bạn bè của bạn nhé. Bạn cũng có thể theo dõi blog này trên Twitter và Facebook
- shares
- Facebook Messenger
- Gmail
- Viber
- Skype
Chí Thiện says
Hay lắm mình mới xài nên còn bỡ ngỡ quá.